HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÒA NHÀ BMS

1. Hệ thống quản lý tòa nhà BMS là gì?

Hệ thống quản lý tòa nhà BMS (Building Management System) là hệ thống đồng bộ, gián sát và điều khiển hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà. Một số tính năng chú ý của BMS như sau:

  • Hệ thống cho phép giám sát trạng thái, thông số của các thiết bị kỹ thuật trong tòa nhà.
  • Cảnh báo những thông tin bất thường trong quá trình vận hành
  • Điều khiển từ xa các hệ thống kỹ thuật
  • Đồng bộ và làm dữ liệu nhúng cho các thiết bị thông minh IOT

1. Hệ thống quản lý tòa nhà BMS là gì?

2. Cấu trúc của hệ thống quản lý tòa nhà BMS

2. Cấu trúc của hệ thống quản lý tòa nhà BMS

2.1. Cấp chấp hành:

Cấp chấp hành là dữ liệu Đầu-Cuối của Hệ thống quản lý tòa nhà BMS:

  • Các thiết bị thu thập dữ liệu (đầu vào) như hệ thống cảm biến, camera, đầu thẻ,…
  • Các thiết bị vận hành (đầu ra) như quạt, điều hòa, đèn, còi, chuông, loa, máy bơm, van, động cơ…

Thông thường, hệ thống sẽ tiếp nhận dữ liệu từ các thiết bị đầu vào, sau đó các cấp cao hơn sẽ xử lý thông tin, chuyển đổi dữ liệu thành lệnh và thay đổi trạng thái hoạt động của các thiết bị đầu ra tương ứng.

2.2. Cấp điều khiển

Cấp điều khiển thường là các bộ điều khiển như bộ điều khiển kỹ thuật số trực tiếp DDC, bộ điều khiển lập trình PLC, bộ điều khiển tự động hóa khả trình PAC,…

Trong Hệ thống BMS, cấp điều khiển có nhiệm vụ xử lý các tín hiệu đầu vào, Sau đó chuyển đổi chúng thành lệnh và điều khiển các thiết bị vận hành đầu ra

Đặc tính nổi bật của cấp điều khiển là khả năng thay con người xử lý thông tin một cách nhanh và chính xác nhất, điều chỉnh hoạt động thiết bị thuộc cấp chấp hành phù hợp với điều kiện thực tế mà không cần tới sự can thiệp của nhân viên kỹ thuật.

2.3. Cấp điều khiển giám sát

Cấp điều khiển giám sát là các máy tính PC có màn hình hiển thị màu với vai trò là phương thức giao tiếp giữa hệ thống và các nhân viên vận hành.

Nhiệm vụ của cấp này trong Hệ thống quản lý BMS là hỗ trợ con người trong việc theo dõi, giám sát  cảnh bảo về các tình huống bất thường thông qua các giao thức như đồ thị dữ liệu, bảng biểu, báo cáo tự động định kỳ. Cấp này nhân viên vận hành cũng có thể điều khiển, cài đặt chế độ của các thiết bị mà không phải đến trực tiếp hiện trường.

2.4. Cấp quản lý

Đây là cấp cao nhất trong cấu trúc của Hệ thống quản lý tòa nhà BMS. Cấp này có có thể theo dõi, giám sát, điều hành và ra lệnh cho bất cứ điểm nào trong toàn bộ hệ thống.

Chức năng chính của cấp quản lý là thu thập, lưu trữ và xử lý các dữ liệu như lịch sử dụng năng lượng, chi phí vận hành, lịch sử các cảnh bảo và sự cố phát sinh…. Sau đó, hệ thống tạo ra các báo cáo phục vụ cho quá trình quản lý và khai thác hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật một cách hiệu quả, bền vững.

3. Ứng dụng của Hệ thống quản lý tòa nhà BMS đối với các hệ thống kỹ thuật thường thấy:

  • Hệ thống điều hòa không khí: BMS giám sát chế độ hoạt động của hệ thống điều hòa, điều chỉnh nhiệt độ điều hòa theo từng khu vực dựa theo cài đặt hoặc tự động điều chỉnh theo điều kiện thực tế của môi trường.

  • Hệ thống thông gió: Điều khiển việc bật/tắt, tốc độ hoạt động của hệ thống thông gió theo các chế độ tự động dựa trên tín hiệu các cảm biến, tự động theo lịch, bật/tắt thủ công.

  • Hệ thống camera an ninh: Phần mềm quản lý tòa nhà của BMS tiếp nhận tín hiệu, lưu trữ và quản lý các hình ảnh/video được hệ thống camera an ninh ghi lại. Bên cạnh đó, hệ thống còn đưa ra các cảnh báo về chế độ hoạt động của camera.
  • Hệ thống điều khiển chiếu sáng: Hệ thống BMS hỗ trợ việc bật/tắt hệ thống đèn tại các khu vực công cộng tự động theo lịch hoặc bật/tắt thủ công thông qua màn hình giám sát mà không cần phải đến tận nơi.

  • Hệ thống đo đếm năng lượng: Theo dõi, giám sát và ghi nhận các thông tin về hoạt động tiêu thụ năng lượng của tòa nhà được truyền về. Hệ thống BMS sẽ lưu trữ, xử lý và thiết lập các cảnh báo, báo cáo về tình trạng tiêu thụ năng lượng.
  • Thang máy: Bằng cách kiểm soát, theo dõi trạng thái vận hành của thang máy, BMS kịp thời phát hiện và thông báo các vấn đề, sự cố của thang và điều khiển hoạt động của thang mà không cần nhân viên kỹ thuật đến tận nơi.
  • Hệ thống điện: Theo dõi, giám sát và ghi nhận các thông tin về hoạt động tiêu thụ năng lượng của tòa nhà được truyền về. Hệ thống BMS sẽ lưu trữ, xử lý và thiết lập các cảnh báo, báo cáo về tình trạng tiêu thụ năng lượng.
  • Hệ thống báo cháy: Hệ thống BMS có thể kết nối trực tiếp với hệ thống báo cháy, nắm bắt được tình trạng hoạt động của toàn bộ các thiết bị và cảnh báo của hệ thống báo cháy. Từ đó cung cấp chính xác địa chỉ xảy ra cháy nổ trong tòa nhà.

  • Hệ thống Bơm: Hệ thống thực hiện việc điều khiển, giám sát chặt chẽ lượng nước trong bể, hệ thống bơm, hệ thống van cấp nước trong tòa nhà, bật tắt máy bơm tổng theo cài đặt tự động hoặc chỉnh tay bởi nhân viên kỹ thuật.

Các chức năng của hệ thống này chính là những công cụ hỗ trợ đắc lực nhất giúp giải phóng sức lao động của con người, nâng cao hiệu quả hoạt động trong việc vận hành quản lý tòa nhà.

4. Điểm vượt trội của Hệ thống quản lý tòa nhà BMS

Hệ thống này sở hữu những ưu điểm vượt trội mà rất ít hệ thống quản lý tòa nhà có thể thay thế như:

  • Đơn giản hóa vận hành: BMS hỗ trợ chương trình hóa các thủ tục, các chức năng có tính lặp đi lặp lại để vận hành tự động, giảm thiểu khối lượng công việc cho con người.
  • Giảm thời gian đào tạo cho nhân viên vận hành: BMS hiển thị các chỉ dẫn trực tiếp trên màn hình cũng như giao diện trực quan của tòa nhà, giúp con người có thể dễ dàng sử dụng.
  • Phản ứng nhanh đối với các đòi hỏi của khách hàng và các sự cố: Căn cứ vào dữ liệu được thu thập trong suốt quá trình vận hành, BMS có khả năng tự động điều chỉnh hệ thống kỹ thuật cũng như phát hiện các sai số, sự cố và điều chỉnh. Từ đó tạo ra môi trường sống tốt nhất cho con người trong tòa nhà.
  • Giảm chi phí năng lượng: Nhờ tập trung vào việc quản lý, điều khiển tự động, BMS hỗ trợ đắc lực trong việc tiết kiệm năng lượng, qua đó giảm chi phí năng lượng của tòa nhà.
  • Quản lý tốt hơn các thiết bị trong tòa nhà nhờ vào hệ thống dữ liệu lưu trữ, chương trình bảo trì bảo dưỡng và hệ thống tự động báo cáo các cảnh báo.
  • Linh hoạt trong việc lập trình theo nhu cầu, kích thước, tổ chức và các yêu cầu mở rộng.
  • Tích hợp với các hệ thống phần mềm và phần cứng của nhiều hệ thống con khác nhau như: báo cháy, an toàn, điều khiển truy nhập hay điều khiển chiếu sáng. Qua đó cải tiến hệ thống vận hành, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tòa nhà.

Nhờ những ưu điểm vượt trội này, Hệ thống quản lý tòa nhà BMS được đánh giá là một trong những hệ thống quản lý tòa nhà hiệu quả nhất, được đông đảo chủ đầu tư ưa chuộng và sử dụng rộng rãi nhất.

5. Vận hành Hệ thống quản lý tòa nhà BMS

Hệ thống quản lý tòa nhà BMS là hệ thống thông minh hiện đại với những ưu điểm vượt trội do vậy đội ngủ kỹ thuật  cũng phải có kiến thức tương ứng để đảm bảo khai thác hiệu quả nhất mà BMS mang lại.

BRD Việt Nam tự hào là đơn vị đi đầu trong công tác vận hành đào tạo nhân sự có kiến thức và kỹ năng quản lý hệ thống công nghệ tiên tiến. Chũng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn, nhân sự vận hành hệ thống quản lý tòa nhà BMS đảm bảo khai thác triệt để, an toàn.


Công ty Cổ Phần BRD Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực Nghiên cứu và Tư vấn phát triển, Khai thác kinh doanh và Vận hành đa dạng các sản phẩm bất động sản như Nhà ở, Trung tâm thương mại, Văn phòng, Trường học và Khu công nghiệp.

Trụ sở: Tầng 6 – Tòa nhà 188 Trường Chinh Phường Khương Thượng – Quận Đống Đa – Hà Nội

Website: brd.com.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/brdvietnam

Liên hệ: 0327012525